Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đau khớp ngón tay nên làm gì?

Cách chăm sóc và điều trị khi bị đau khớp ngón tay là điều vô cùng cần thiết và quan trọng với người bệnh bởi nó có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi cũng như cải thiện các triệu chứng đau một cách hiệu quả nhất. Nguyên nhân Tuổi cao quá trình lão hóa diễn ra cũng gây ảnh hưởng đến hệ xương chính vì thế người già gắn với nhiều bệnh tật nhất là các bệnh về xương khớp. Ngón tay phải thực hiện lặp lại liên tục nhiều động tác Các hoạt động lặp đi lặp lại với ngón tay thường gặp ở dân văn phòng thường xuyên gõ máy tính, với các hoạt động gõ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngày, một tuần, một tháng… khiến cho các khớp bị tổn thương, sụn thường xuyên bị cọ xát dẫn đến mài mòn dần từ đó có thể gây đau. Chấn thương Một số chấn thương như bị kẹp tay, gãy xương do tai nạn giao thông hay tai nạn lao động, … cũng gây ra hiện tượng đau khớp ngón tay. Do thiếu hụt canxi Tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ em, người già, phụ nữ tiền mãn kinh hay bất kỳ đối tượng nào khác cũng d
Các bài đăng gần đây

Tìm hiểu chung về cong vẹo cột sống

Cong vẹo cột sống là trình trạng cong của cột sống sang phía bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngang. Phân loại Cong vẹo cột sống có hai nhóm chính: Vẹo không cấu trúc và Vẹo cấu trúc. Vẹo không cấu trúc: Vẹo không cấu trúc là vẹo với cột sống không biến dạng, bao gồm các loại: Vẹo tư thế: Cột sống vẹo khi đứng thẳng, lúc cúi lưng, lúc nằm, lúc được xách bổng lên, lúc bảo bệnh nhân đứng nghiêng về bên đường cong vồng thì hết vẹo. Vẹo bù trừ: Bệnh nhân chân dài chân ngắn. Nếu đi dép nâng đế ở chân thấp cho hai chi dưới bằng nhau thì hết vẹo. Vẹo do thoát vị đĩa đệm cột sống: Nhân đĩa đệm chèn ép rễ thần kinh gây đau thần kinh hông. Đểcho rễ thần kinh đỡ bị chèn ép, bệnh nhân nghiêng cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường ở người lớn nhưng cũng gặp ở trẻ em. Vẹo do viêm: Viêm cơ thắt lưng - chậu, bệnh nhân nghiêng cột sống về bên đau cho các cơ đỡ đau. Vẹo cột sống không cấu trúc quan sát ở tư thế đứng và được nắn chỉnh thẳng khi

Loãng xương ở nam giới nguyên nhân là gì?

Trong suốt cuộc đời, cơ thể bạn tạo ra mô xương mới để thay thế xương cũ bị phân huỷ. Khi bạn già đi, bạn tạo xương ít hơn vì bạn hấp thụ ít calci và vitamin D - là những chất liệu tạo thành xương.Đối với một nửa số nam giới bị loãng xương, nguyên nhân ngoài tuổi tác vẫn còn chưa rõ. Hãy coi bộ xương của bạn như một tài khoản tiết kiệm đối với xương. Sự tạo xương lớn hơn sự huỷ xương cho tới khi bạn được 30 tuổi, là lúc bạn có khối xương lớn nhất. Sau đó bộ xương của bạn tiêu huỷ nhiều hơn tạo ra, điều này là bình thường. Rối loạn ăn uống. Nam giới bị chứng biếng ăn hoặc chứng cuồng ăn có nguy cơ cao có mật độ xương thấp ở cổ xương đùi và thắt lưng. Không đủ calci trong chế độ ăn. Nam giới dưới 65 tuổi cần 1000 mg calci mỗi ngày. Nam giới lớn hơn 65 tuổi cần ít nhất 1500 mg calci mỗi ngày. Nồng độ testosteron thấp. Loãng xương ở nam giới có thể do nồng độ testosteron thấp (thiểu năng tuyến sinh dục).- Lối sống ít hoạt động. Nam giới không tập luyện thường xuyên có nguy cơ cao bị

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Trừ những trường hợp đặc biệt, tụ cầu thường gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ đơn độc, ít khi hai khớp và rất ít khi viêm hai khớp đối xứng. Vị trí viêm đứng đầu là khớp gối, rồi đến khớp háng, sau đó là các khớp khác. Bệnh sử: có một giá trị đặc biệt trong chẩn đoán viêm khớp, thường đi sau một nhiễm tụ cầu ở nơi khác như mụn nhọt, viêm cơ, nhiễm khuẩn huyết, hoặc sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc vào khớp (Hydrocortison). Các dấu hiệu ở khớp thường xuất hiện sau 1-2 tuần. Dấu hiệu toàn thân: cũng như mọi biểu hiện nhiễm khuẩn ở nơi khác, bệnh nhân có sốt cao 39-40 độ C, sốt liên tục lúc đầu và dao động khi có hiện tượng nung mủ, người gầy sút, mệt mỏi, da khô, lưỡi bẩn… Đau và hạn chế vận động: bệnh nhân đau nhiều kiểu nhức mủ, đau liên tục nhất là khi vận động thì đau trội cho nên không dám và không thể vận động, bệnh nhân có xu hướng giữ khớp ở tư thế cố định nửa co, thường phải độn chân hoặc đệm ở bên dưới để tránh đau. Biểu hiện viêm: những khớp ngoại biên (gối, khuỷ

Chẩn đoán vôi hóa sụn khớp

Sụn khớp là lớp mô trong suốt, vừa cứng vừa bền dai nhưng lại đàn hồi tốt. Sụn đóng vai trò như lớp đệm bảo vệ, giúp giảm chấn động và tránh sự cọ xát giữa hai đầu xương khi khớp cử động. Tuy quan trọng như vậy, sụn lại không chứa mạch máu hay dây thần kinh nên không được máu nuôi trực tiếp, chỉ tiếp nhận dinh dưỡng thẩm thấu nhờ tổ chức xương dưới sụn, màng hoạt dịch, dịch khớp. Hình ảnh cơ bản của vôi hóa sụn khớp: hiện tượng lắng đọng calci ở sụn khớp và tổ chức xơ – sụn thành một lớp mỏng nhìn thấy trên phim như là được “khảm” vào sụn. Các vị trí thường thấy theo thứ tự như sau: Khớp gối (90%): hình cản quang thành một đường song song với lớp xương dưới sụn và nằm ở khoảng giữa, cách xương 3 - 4 cm. Trên phim chụp nghiêng, đường cản quang thấy ở lồi cầu xương đùi tạo hình 2 đường viền. Hình lắng calci có thể thấy ở sụn chêm (hình tam giác), ở túi dưới cơ tứ đầu đùi của bao hoạt dịch khớp gối. thoái hóa cột sống lưng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-lung.html K

Giãn dây chằng bả vai

Biểu hiện của bệnh này là những cơn đau, nhức mỏi vùng bả vai. Có thể lan xuống cánh tay có lúc cả vùng lưng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt những cơn đau nhức càng tăng lên nếu chúng ta vận động Trước hết chúng ta cần hiểu dây chẳng là gì ? Đó là một giải mô dai nối hai xương của một khóp ở phía khớp bị căng ra hơn cả. Tuy vậy tính dẻo dai này là vô hạn nếu chúng ta làm cho khớp quá căng thì có thể dẫn tới tình trạng dây chằng bị giãn. Đó là điều tất yếu xảy ra khi chúng ta làm việc quá sức, sai tư thế hoặc có thể do vấn đề tuổi tác. Dây chằng là một bộ phận rất dễ bị tổn thương đôi khi chỉ bởi hành động vươn vai quá sức hoặc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng này. Viêm dây thần kinh cánh tay chữa ở đâu hiệu quả?  http://coxuongkhoppcc.com/viem-day-than-kinh-canh-tay.html Nguyên nhân gây giãn dây chằng bả vai? Sự vận động và tư thế sau: xách vác những vật nặng trong thời gian dài, vận động quá sức vùng khớp vai. Lười vận động hoặc vận

Thoái hóa khớp gây hậu quả gì?

Bệnh thoái hóa khớp hiện đang là mối nguy hại to lớn của gia đình và xã hội khi chiếm 30% số người trên 35 tuổi, 60% số người trên 65 tuổi và những người trên 80 tuổi có tới 85% số người mắc bệnh này. Cùng xem những hậu quả do thoái hóa khớp gây ra. Thoái hóa khớp là quá trình lão hóa mang tính quy luật, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tuổi càng cao nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Thoái hóa khớp là do mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái hóa sụn khớp, khô khớp do không còn dịch bôi trơn. Những hậu quả nặng nề do thoái hóa khớp gây ra Khi bị thoái hóa khớp ở giai đoạn đầu, người bệnh đau nhiều vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, có khi đau không đứng lên được, phải chờ khoảng hơn 30 phút các khớp mới vận động được. Thường bị đau phần tiếp nối các xương, càng vận động lại càng đau, cơn đau có tính đối xứng. Người bệnh thường xuyên chịu đựng các cơn đau âm ỉ sau khi làm việc nặng, mang vác quá sức, căng thẳng thần kinh, thay đổi thời tiết,….Những khớp chịu lực thường rất đau đớn (k